Sức khỏe cải thiện rõ rệt khi sắc thuốc Chuẩn truyền thống!

Bí quyết sắc thuốc hiệu quả phụ thuộc vào hai yêu tố chính là Cách sắc thuốcDụng cụ sắc thuốc. Với cách sắc thuốc chuẩn truyền thống sẽ giữ lại được tác dụng, tinh chất trong dược liệu. Còn với dụng cụ sắc thuốc, thì Cổ nhân có câu “Sắc thuốc kỵ đồng sắt, siêu gốm là thích hợp nhất”, hiện nay nhiều người sử dụng nồi kim loại (đồng, nhôm) hoặc ấm sứ nhưng có miếng nhiệt kim loại ở trong sẽ tạo phản ứng hóa học giữa các hoạt chất trong thuốc và ô-xít kim loại độc, điều này là sai hoàn toàn, trực tiếp giảm đi dược tính của thuốc thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe, mang bệnh vào thân. Vì vậy cách sắc thuốc và dụng cụ sắc thuốc là hai yếu tố quan trọng trong việc sắc thuốc bắc bổ dưỡng sức khỏe.

Dùng siêu gốm sắc thuốc là yếu tố quan trọng đầu tiên, giảm được tác dụng phụ của thuốc

SẮC THUỐC CHUẨN TRUYỀN THỐNG = GIẢM TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC

Bản chất của sắc thuốc là kỹ thuật Thủy-Hỏa (Nước – Lửa) để chiết xuất hoạt chất của các vị thuốc. Tùy theo loại bệnh mà sẽ có các thang thuốc, các săc khác nhau. Bởi vậy, với mỗi loại thuốc, lượng thuốc, lượng nước thường chỉ ngập mặt thuốc khoảng 2cm hoặc phụ thuộc vào bát nước được các lương y kê đơn.

Khi mới sắc, để lửa to (vũ hỏa) cho nước mau sôi, khi nước vào quá trình sôi thì tùy loại thuốc sẽ áp dụng 1 trong 2 cách sau:

Sắc 1 lần: Với thuốc cần lấy khí để chữa bệnh ở biểu, thanh nhiệt thì sử dụng lửa vừa phải để nước thuốc sôi nhẹ trong khoảng 20 phút với

Sắc lần 2, lần 3: Với thuốc cần lấy vị để chữa các bệnh mang tính hư tổn thì sử dụng lửa vừa nhỏ để nước thuốc sôi âm ỷ khoảng 1 tiếng giúp hòa tan chất thuốc và lấy vị. Chắt nước thuốc thứ nhất sau đó đổ thêm vào ngập thuốc khoảng 1 cm, tiếp tục sắc thuốc như lần 1.

Sử dụng ấm sắc thuốc bằng gốm là yếu tố quan trọng đầu tiên trong việc đảm bảo được chất lượng thuốc, giảm tác dụng phụ sản sinh ra trong quá trình sắc & hãm thuốc.

SỬ DỤNG ĐÚNG + UỐNG ĐÚNG = MAU KHỎI BỆNH

Sử dụng ấm sắc thuốc bằng gốm sứ tự nhiên là chuẩn nhất, tránh dùng nồi kim loại như nhôm, đồng hay như các bình sứ có mâm nhiệt ở trong.

Khả năng chứa tối đa của dạ dày trung bình là 1,5 lít. Vì vậy, việc đưa vào cơ thể lượng thức ăn và nước uống sao cho hợp lý để khi tiếp thu lượng thuốc. Để thực hiện điều trị, thường uống một bát nước thuốc tương đương với 220ml/lần.

Thời gian uống thuốc cũng là một yếu tố trong việc uống đúng cách, các loại bệnh sẽ được chia ra cách uống như sau:

Bệnh cấp tính: Uống khi cần.

Bệnh mãn tính: Uống trước khi ăn 1 giờ.

Thuốc dưỡng tâm an thần: Uống trước khi ngủ.

Thuốc có kích thích niêm mạc dạ dày, ruột thì uống sau ăn.

Thuốc chữa sốt rét uống trước cơn sốt hai giờ

Tùy thuộc vào các loại bệnh sẽ có thời gian uống thuốc khác nhau và sẽ được thầy thuốc hướng dẫn

Ngoài ra, theo kinh nghiệm cổ truyền, việc uống thuốc cũng dựa theo các vị trí trên cơ thể:

• Bệnh ở thượng tiêu (Ngực trở lên đầu): Ăn xong rồi mới uống

• Bệnh ở trung tiêu (Cơ quan vùng bụng trên): Uống thuốc rồi ăn

• Bệnh ở hạ tiêu (Cơ quan vùng bụng dưới, chi dưới): Uống thuốc rồi ăn

• Bệnh ở kinh mạch tứ chi: Uống thuốc vào sáng sớm lúc chưa ăn

• Bệnh ở xương tủy: Uống thuốc lúc no vào buổi tối.

Việc uống thuốc nóng, thuốc nguội tùy thuộc vào thể trạng bệnh tật. Nên uống lúc thuốc còn ấm để dạ dày dễ tiếp nhận thuốc, thuốc nguội dạ dày dễ phản ứng nôn.

Cuối cùng NodaCook chúc các bạn có một sức khỏe dồi dào và một tiến trình điều trị đúng cách với Chuẩn sắc thuốc truyền thống.

>> Ấm sắc thuốc loại nào tốt nhất hiện nay?: http://gomhailong.vn/am-sac-thuoc-loai-nao-tot-nhat-hien-nay

Rate this post