Uống C Sủi Có Béo Không? Cần Lưu Ý Gì Trong Cách Sử Dụng?

C sủi là viên nén có chứa vitamin C được cả trẻ nhỏ và người lớn yêu thích bởi vị ngon chẳng khác gì nước giải khát. Chính vị hương vị thơm ngon nên nhiều người tỏ ra thắc mắc, không biết uống C sủi có béo không? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác. 

Công dụng của C sủi đối với sức khỏe người dùng

Trước khi đi tìm hiểu việc uống C sủi có béo không, chúng ta sẽ cùng điểm qua những công dụng của C sủi với sức khỏe mỗi người. C sủi là thực phẩm hỗ trợ vitamin C cùng một số khoáng chất khác như vitamin D, kẽm cho cơ thể người dùng. Ngoài ra, một số loại C sủi hiện nay còn được bổ sung thêm vitamin nhóm B, E và PP, biotin, acid folic,…

Thông thường, C sủi sẽ được bào chế dưới dạng viên nén, dễ sủi bọt để hòa tan trong nước. Viên C sủi được nhiều người yêu thích vì chúng có vị thơm ngon, dễ uống, đồng thời có thể bù nước và vitamin nhanh chóng, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng. 

Uống C sủi rất tốt cho sức khỏe nếu sử dụng đúng liều lượng
Uống C sủi rất tốt cho sức khỏe nếu sử dụng đúng liều lượng

Ngoài ra, C sủi còn mang tới cho cơ thể những tác dụng nổi bật như sau:

  • Giúp hồi phục năng lượng sau một ngày lao động mất sức, mệt mỏi.
  • Tăng cường chức năng của hệ miễn dịch cũng như giúp cơ thể sản xuất nhiều kháng thể miễn dịch để chống lại các tác nhân nguy hiểm gây hại từ môi trường bên ngoài.
  • Hỗ trợ thải độc qua nước tiểu: Nhờ có hàm lượng vitamin C dồi dào mà C sủi có khả năng chuyển hóa chất độc tích tụ trong cơ thể như sử dụng quá nhiều thuốc Tây,… Thêm vào đó, viên sủi cũng giúp lợi tiểu và kích thích quá trình đào thải độc tố qua đường tiểu tốt hơn.
  • Viên C sủi giúp tổng hợp các chất chuyển hóa trung gian của hệ thần kinh cũng như hỗ trợ cho quá trình hấp thụ sắt, canxi vào cơ thể tốt hơn. Đồng thời vitamin trong xê sủi còn giúp bảo vệ hệ thống mạch máu khỏi các tác nhân có hại. 
  • Ngăn ngừa lão hóa, hỗ trợ làm đẹp da, giúp da trở nên trắng sáng, hạn chế thâm mụn, các vết nám và tàn nhang nhờ việc sản sinh collagen và protein. Bên cạnh đó, khoáng chất này còn hạn chế sự mất nước, giúp da đảm bảo được độ ẩm, độ đàn hồi tốt nhất.
  • Bên cạnh đó, vitamin C còn được coi là chất xúc tác cực kỳ quan trọng trong các enzym để giúp tăng cường quá trình chuyển chất dinh dưỡng và chống oxy hóa. 
  • Cải thiện tình trạng mệt mỏi do cảm sốt, C sủi thích hợp để sử dụng cho những người mới ốm dậy.
  • Giảm tình trạng sưng đỏ do C sủi có chất chống viêm sẽ giúp làm giảm tình trạng sưng đỏ trực tiếp trên da thông qua đường uống.
  • Giúp cải thiện tình trạng cao huyết áp và ngăn ngừa hình thành cục máu đông,…

Do lượng vitamin C trong sản phẩm này khá lớn mà người sử dụng không biết cách điều tiết liều lượng sẽ dẫn tới tình trạng dư thừa dễ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, bạn cần phải cân nhắc trước khi sử dụng C sủi để điều trị mụn hoặc giảm cân, giảm béo. 

Xem thêm: Giảm cân không nên ăn gì và nên bổ sung thực phẩm nào tốt nhất?

Uống C sủi có béo không? Có giảm cân tốt không?

Như chúng ta đã biết, vitamin C là một loại vitamin hòa tan trong nước. Chúng cần thiết trong quá trình chuyển hóa protein và đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương, tái tạo chất chống oxy hóa trong cơ thể. Đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính, chống lại bệnh huyết áp cao và làm sáng mắt.

Tuy nhiên, vitamin C không chỉ tốt cho da, cho các cơ quan khác mà còn có thể hỗ trợ giảm cân khoa học, hiệu quả. Vitamin C được xem là chất xúc tác các phân tử chất béo để tạo ra năng lượng. Rất ít vitamin C có thể làm tăng dự trữ chất béo và vòng eo. Điều này có thể xảy ra là do vitamin C giúp tổng hợp carnitine, có khả năng mang các phân tử chất béo để oxy chất béo và tạo ra năng lượng. 

Uống C sủi có béo không? C sủi có khả năng hỗ trợ giảm cân
Uống C sủi có béo không? C sủi có khả năng hỗ trợ giảm cân

Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng từ trường Đại học Bang Arizona cũng đã chỉ ra rằng, vitamin C trong máu liên quan trực tiếp tới quá trình oxy hóa chất béo, giúp cơ thể sử dụng chất béo làm nguồn nguyên liệu kể cả khi tập thể dục và nghỉ ngơi.

Vậy uống C sủi có béo không? Uống C sủi có giảm cân không? C sủi sẽ không làm bạn béo lên nhưng sẽ hỗ trợ bạn giảm cân. Việc bổ sung vitamin C trong C sủi sẽ làm tăng quá trình oxy hóa chất béo trong cơ thể khi tập thể dục với cường độ vừa phải. Vậy nên, việc thiếu hụt vitamin C có thể cản trở quá trình giảm mỡ, giảm cân cho cơ thể. 

Uống C sủi có tác dụng giảm cân và không khiến bạn béo do trong C sủi có chứa vitamin C – hoạt chất giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin C trong xê sủi còn giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol trong gan thành chất hòa tan trong mật. Khi bổ sung lượng vitamin C từ C sủi sẽ giúp cholesterol trong gan thành chất hòa tan trong mật. Chính vì thế, khi bổ sung đủ lượng vitamin C từ C sủi sẽ giúp cholesterol giảm tích trữ bên trong cơ thể hơn so nhiều với việc không sử dụng.

Tuy C sủi không gây béo, tốt cho quá trình giảm cân nhưng bạn không thể uống thoải mái hàng ngày. Việc sử dụng C sủi thường xuyên và không đúng liều lượng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng. Vậy nên, khi bạn muốn bổ sung thêm vitamin C từ xê sủi thì nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn thêm. 

Xem thêm: TOP 8 cách ăn bơ giảm cân siêu tốc, an toàn nhất

Xê sủi có hại khi nào? Liều dùng an toàn cụ thể là bao nhiêu?

Uống xê sủi giảm cân không hiệu quả nhiều, hơn nữa việc sử dụng quá liều lượng cần thiết với cơ thể thì sẽ làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh sỏi thận. Bên cạnh đó, nếu bạn uống quá nhiều C sủi thì còn có thể gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, đau dạ dày hoặc bị tiêu chảy.

Nên sử dụng theo hàm lượng được quy định để đảm bảo an toàn
Nên sử dụng theo hàm lượng được quy định để đảm bảo an toàn

Do vậy bạn cần căn cứ theo độ tuổi để cung cấp lượng vitamin C cần thiết trong ngày. Cụ thể như sau:

  • Người lớn cần dùng khoảng: 50 – 70mg/ngày.
  • Phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng khoảng 50mg/ngày.
  • Phụ nữ đang cho con bú dùng khoảng 70mg/ngày.
  • Người từ 4 – 18 tuổi sử dụng 30 – 40mg/ngày.
  • Trẻ dưới 3 tuổi nên sử dụng từ 25 – 30mg/ngày.

Mua sản phẩm vitamin C chính hãng và uy tín nhất thị trường tại Dr Vitamin

Vitamin C là một trong những sản phẩm phổ biến trên thị trường, được nhiều chuyên gia y tế trên thế giới khuyến khích sử dụng thường xuyên, nhằm nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch, đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh liên quan tới hô hấp. Đối với người muốn giảm cân, vitamin C dưới dạng viên uống hoặc C sủi có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại, tăng số lượng kháng khuẩn và giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, tránh suy nhược và kiệt sức khi hoạt động trong thời gian dài.

Bạn đọc hiện hoàn toàn có thể tìm kiếm sản phẩm bổ sung vitamin C từ nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới tại Dr Vitamin. Trong đó, 3 sản phẩm được khách hàng cực kỳ tin tưởng và đặt hàng thường xuyên gồm những cái tên sau đây.

  • Vitamin C Blackmores Bio C: Tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại [CLICK]
  • Vitamin C – 500 Puritan’s Pride: Tăng cường hệ thống miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh, bảo vệ các tế bào trong cơ thể, ngăn ngừa ung thư [CLICK]
  • Viên sủi bổ sung vitamin C, D và kẽm Redoxon Triple Action 10 viên: Ngăn ngừa nhiễm trùng, đào thải dưỡng chất trong cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa [CLICK] 

Ngoài ra, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các sản phẩm bổ sung vitamin chính hãng tại gian hàng của Dr Vitamin. Các sản phẩm được đảm bảo chính hãng 100%, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ và đi kèm cùng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhất thị trường sau đây:

  • Ưu đãi lên tới 50% khi mua các sản phẩm combo
  • Miễn phí vận chuyển đơn hàng toàn quốc với trị giá trên 1.000.000 VNĐ
  • Quà tặng đi kèm có trị giá lên tới 150.000 VNĐ

Để tìm hiểu kỹ về cách bổ sung vitamin C theo độ tuổi và đối tượng, bạn đọc vui lòng liên hệ với các chuyên gia y tế tại Dr Vitamin để được giải đáp chi tiết và nhanh chóng nhất. 

Những lưu ý khi sử dụng C sủi

Như vậy bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi uống C sủi có béo không, uống C sủi có tăng cân không. Tuy là thực phẩm hỗ trợ sức khỏe được nhiều người yêu thích sử dụng nhưng không phải vì thế mà chúng ta được phép dùng tùy tiện. Bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ dẫn của dược sĩ, người dùng cần chú ý tới một số điều dưới đây khi sử dụng C sủi. 

  • Những người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ đang có thai và đang trong thời gian cho con bú thì cần sử dụng viên sủi thận trọng theo chỉ định của dược hoặc bác sĩ.
  • Những trường hợp có vấn đề về huyết áp thì không nên sử dụng C sủi do trong thực phẩm này có chứa nhiều natri clorid. Ngoài ra, các đối tượng bị sỏi tiết niệu hoặc có tiền sử mắc bệnh này cũng cần lưu ý dùng thận trọng.
Không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng C sủi
Không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng C sủi
  • Không nên lạm dụng C sủi để giải nhiệt vì nó không có công dụng làm mát cơ thể. Bạn chỉ nên sử dụng viên sủi trước 4 giờ chiều và không dùng vào buổi tối vì vitamin trong C sủi có thể làm bạn bị mất ngủ.
  • Chỉ nên sử dụng viên C sủi sau khi đã ăn khoảng 30 phút, tuyệt đối không sử dụng chúng khi bụng đang đói nếu không muốn dạ dày bị tổn thương, viêm loét.
  • Trước khi thực hiện các xét nghiệm lâm sàng thì không nên sử dụng C sủi, bởi lúc này các thành phần trong xê sủi có thể làm sai lệch kết quả kiểm tra.
  • Người dùng chỉ nên uống C sủi khi nó đã được hòa tan hoàn toàn vào nước. Tuyệt đối không nên nhai hay nuốt trực tiếp để không làm ảnh hưởng xấu tới các cơ quan khác.
  • Bạn không nên uống C sủi khi đang sử dụng các loại nước giải khát có gas vì chúng có thể gây ra tình trạng táo bón, tiêu chảy. 
  • Không sử dụng sản phẩm khi chúng đã hết hạn, hoặc khi không được bảo quản tốt, đã chảy nước hoặc bị mốc meo.

Trên đây là những thông tin giải đáp về thắc mắc uống C sủi có béo không. Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết sẽ giúp các bạn có được những kiến thức bổ ích. Những thông tin được chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo thêm, để sử dụng an toàn và mang lại hiệu quả tích cực với sức khỏe, các bạn nên nhờ tới sự tư vấn của dược sĩ hoặc các bác sĩ chuyên khoa khác. 

Rate this post