Sếp hỏi: “Em sẽ làm gì để một kênh Youtube từ những viên gạch đầu tiên đạt nút vàng?”

Tại vòng này gồm có hai ứng viên đều là cử nhân ngành kinh tế đến từ các trường Đại học nổi tiếng. Cả hai đều cùng vượt qua vòng loại tưởng như dễ dàng nhưng cả hai đều ngỡ ngàng trước câu hỏi khá hóc búa từ phía nhà tuyển dụng:

Câu hỏi 1: “Công ty có nên áp dụng chính sách quản lý hoạt động sử dụng mạng xã hội của nhân viên hay không?”

Ứng viên đầu tiên: Cho rằng đây là bài toán quản lý con người theo hình thức từ trên xuống. Theo đó, đối với cấp manager, chỉ nên tập trung vào kết quả công việc. Đối với các nhân sự cấp thấp hơn, doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống kiểm soát, định lượng để quản lý các hạng mục công việc, thời gian làm việc, thông qua đó đánh giá chính xác hiệu quả mang lại.

Ứng viên thứ hai: Thì đưa ra quan điểm khá rõ ràng. Đối với những công việc bắt buộc dùng mạng xã hội như Marketing và những công việc có sự bảo mật thấp, thì không nên áp dụng cơ chế quản lý sử dụng mạng xã hội đối với nhân viên và ngược lại.

Theo cô, việc áp dụng chính sách quản lý sử dụng mạng xã hội đối với nhân viên có 2 mặt tích cực và tiêu cực. Tích cực là doanh nghiệp có thể quản lý được thời gian sử dụng mạng xã hội và nội dung đăng tải trên trang cá nhân của nhân viên. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể hạn chế được những rủi ro có khả năng xảy ra và kịp thời xử lý, đồng thời, có thể phân tích, đánh giá và thể hiện sự quan tâm đến cuộc sống của nhân viên.

Nhưng ngược lại, một doanh nghiệp lúc nào cũng quản lý nhân viên làm gì, đăng gì trong giờ làm việc sẽ gây nên sự bất mãn, sự ức chế, lâu dài sẽ làm giảm hiệu suất công việc.

Chưa dừng lại, nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi tiếp theo:

Câu hỏi 2: “Nếu nhân viên lạm dụng thời gian tại công ty để sử dụng mạng xã hội, lên đến hơn 50% thời gian, thì sau hôm nay về, tôi có nên áp dụng chính sách quản lý ngay hay không?”.

Ứng vên đầu tiên: Đưa ra câu trả lời là không.

Ứng viên thứ hai: Thì tư vấn sếp nên bổ sung một số điều khoản như không được đăng tải các nội dung không liên quan đến công việc trong giờ làm việc, cũng như khi đăng những thông tin có yếu tố bảo mật thì cần phải có sự phê duyệt của cấp trên.

“Em vẫn ưu tiên việc đánh giá nhân viên thông qua hiệu quả công việc. Còn nếu nhân sự của sếp lướt web hơn 50% giờ làm việc, thì hãy đặt câu hỏi cho người quản lý, tại sao không tạo được động lực làm việc cho cấp dưới, dẫn đến họ không biết làm gì, dùng thời gian làm việc chung để làm việc riêng”, ứng viên thứ hai bày tỏ quan điểm.

Sau khi nghe ứng viên thứ hai nói, nhà tuyển dụng quyết định lựa chọn ứng viên thứ hai và tiếp tục bước vào vòng cuối cùng.

Tại vòng này, nhà tuyển dụng đặt thử thách cho ứng viên:

Câu hỏi 3: “Em sẽ làm gì để một kênh Youtube từ những viên gạch đầu tiên đạt nút vàng?”.

Ứng viên cho hay cô sẽ tìm hiểu về nền tảng, tìm hiểu về khách hàng mục tiêu, phân tích thị trường và sau đó lên kế hoạch truyền thông cho kênh.

Nút vàng nghĩa là cán mốc 1 triệu người đăng ký là một con không nhỏ. Vì thế, cô nàng sẽ chia lộ trình đi đến kết quả đó bằng các cột mốc, từ 10 nghìn, 50 nghìn cho đến 500 nghìn người theo dõi. Và ở mỗi cột mốc sẽ có những kế hoạch sản xuất nội dung đáp ứng phù hợp. Về nhân sự trong nhóm, cô cho hay sẽ cần một người lo sản xuất nội dung, một người phụ trách quay dựng, một người phụ trách seeding, đẩy bài PR và một trưởng nhóm.

Kết quả chung cuộc, ứng viên được nhận lời mời làm việc với mức lương 20 triệu đồng.

Theo Bình An – cafebiz

Rate this post