– Về quốc phòng, an ninh: Nhanh chóng xoá bỏ bộ máy cai trị của chính quyền cũ, giải tán các đảng phái phản động, trừng trị bọn phản quốc, giáo dục nhân dân tăng cường cảnh giác, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Đảng coi trọng xây dựng và phát triển các công cụ bạo lực của cách mạng. Cuối năm 1946, quân đội thường trực đã lên đến 8 vạn người. Việc quân sự hoá toàn dân được thực hiện rộng khắp, hầu hết các khu phố, xã, hầm mỏ đều có đội tự vệ. Đó là “bức tường sắt của Tổ quốc” để bảo vệ thành quả cách mạng.
– Về văn hoá, xã hội: Đảng vận động toàn dân xây đựng nền văn hoá mới, xoá bỏ mọi tệ nạn văn hoá nô dịch, thực hiện nền giáo dục mới, phát triển “bình dân học vụ” để diệt “giặc dốt”. Chỉ sau một năm, cả nước đã có 2,5 triệu người biết đọc, biết viết.
Chủ trương và biện pháp của Đảng trong việc lãnh đạo giai đoạn 1945- 1946
– Về ngoại giao: Để thoát khỏi “vòng vây đế quốc”, tránh tình thế phải đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, Đảng thực hiện sách lược ngoại giao mềm dẻo nhằm ngăn chặn chiến tranh, kéo dài thời gian hoà hoãn để xây dựng lực lượng cách mạng. Những chủ trương đó là:
Thứ nhất: Tạm thời hoà hoãn với Tưởng trên miền Bắc để tập trung sức chống thực dân Pháp ở miền Nam (từ tháng 9-1945 đến tháng 3-1946).
Để đối phó với kẻ thù chính, trước mắt là thực dân Pháp, Đảng chủ trương hoà hoãn, nhân nhượng với Tưởng ở miền Bắc để tập trung sức chống thực dân Pháp ở miền Nam. Tuy nhân nhượng với Tưởng ở một số mặt, nhưng ta vẫn bảo đảm nguyên tắc giữ vững thành quả cách mạng và đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền. Trong khi hoà hoãn, chúng ta không ngừng nâng cao cảnh giác, khi cần thiết thì kiên quyết trấn áp bọn phản động để giữ vững chính quyền cách mạng.
Sách lược ngoại giao sáng suốt trên đã làm thất bại một bước âm mưu chống phá cách mạng của Tưởng và tay sai, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho quân và dân cả nước tập trung nỗ lực vào cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Nam, hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh đẩy lùi (hoặc chí ít cũng làm chậm) nguy cơ chiến tranh lan rộng ra cả nước, đồng thời chuẩn bị tạo thế và lực để đưa cách mạng phát triển trong điểu kiện mới.
Thứ hai: Tạm thời hoà hoãn với thực dân Pháp để đẩy nhanh quân Tưởng về nước (từ tháng 3-1946 đến tháng 12-1946).
Ngày 28-2-1946,Tưởng và Pháp đã ký Hiệp ước Hoa – Pháp thoả thuận để quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưỏng “canh giữ tù binh Nhật” và giữ “trật tự” theo “Hiệp ước quốc tế”. Tình thế đó đặt cách mạng nước ta trước hai con đường: hoặc cầm súng đánh Pháp, ta sẽ cùng một lúc đối đầu với nhiều kẻ thù trong khi lực lượng cách mạng còn non yếu: hoặc tạm thời hoà hoãn với Pháp ta sẽ tránh được tình thế bất lợi phải chiến đấu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, bảo toàn lực lượng, đuổi nhanh quân Tưởng về nước, loại trừ được bọn tay sai của chúng.
Đảng ta chọn con đường thứ hai “hoa để tiến”. Tạm thời hoà hoãn, có nhân nhượng cần thiết với Pháp trên nguyên tắc bảo đảm quyền tự chủ của dân tộc. Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ ngày 6-3- 1946. Theo đó, Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Việc quân Pháp vào miền Bắc cũng được quy định rõ về địa điểm, thời gian và số lượng.
Tôi yêu thích đánh giá và chia sẻ thông tin review sản phẩm với mọi người. Kết nối và theo dõi tôi !