Chào các em, đến đây thì chúng ta sẽ tìm hiểu về Axit, Bazo, Muối. Đội ngũ gia sư dạy Hóa giỏi của Gia sư Thành Tài sẽ chia sẻ đến các em nội dung tại bài viết này. Ngoài ra, có bài tập để áp dụng nhé các em.
-
I. Axit là gì?
-
1. Định nghĩa
Axit là hợp chất mà phân tử có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit.
Bạn đang xem: Axit, Bazo, Muối là gì? Bài tập vận dụng
– Công thức tổng quát: HnR (n: bằng hoá trị của gốc axit, R: gốc axit).
– Ví dụ: HCl, H2S, H2SO4, H2SO3, HNO3…
-
2. Các loại Axit
– Axit không có oxi: HCl, HBr, H2S, HI…
– Axit có oxi: H2CO3, H2SO3, H2SO4, HNO2, HNO3…
-
3. Tên gọi của Axit
*Axit không có oxi: Tên axit: axit + tên phi kim + hiđric.
Ví dụ:
HCl axit clohidric
H2S axit sunfuhidric
HBr axit bromhidric
*Axit có oxi: Tên axit: axit + tên phi kim + ic (ơ).
Ví dụ:
H2SO4 axit sunfuric
H2SO3 axit sunfurơ
HNO3 axit nitric
HNO2 axit nitro
CTHH Axit
Tên gọi Axit
Gốc axit
Tên gốc
HCl
Axit clohiđric
-Cl
Clorua
HBr
Axit Bromhiđric
-Br
Bromua
HI
Axit Iothiđric
-I
Iotua
H2S
Axit Sunfuhiđric
=S
Sunfua
-HS
Hiđrosunfua
HNO2
Axit Nitrơ
-NO2
Nitrit
HNO3
Axit Nitric
-NO3
Nitrat
H2SO3
Axit Sunfurơ
=SO3
Sunfit
-HSO3
Hiđrosunfit
H2SO4
Axit Sunfuric
=SO4
Sunfat
-HSO4
Hiđrosunfat
H2CO3
Axit Cacbonic
=CO3
Cacbonat
-HCO3
Hiđrocacbonat
H3PO4
Axit Photphoric
PO4
Photphat
=HPO4
Hiđrophotphat
-H2PO4
Đihiđrophotphat
HAlO2.H2O (Al(OH)3)
Xem thêm :
Axit Aluminic
-AlO2
Aluminat
CH3COOH
Axit Axetic
CH3COO-
Axetat
-
II. Bazơ là gì?
-
1. Định nghĩa
Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại (hay nhóm -NH4) liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
– Công thức tổng quát: M(OH)n
M: kim loại (hoặc nhóm -NH4).
n: bằng hoá trị của kim loại.
– Ví dụ: Fe(OH)3, Zn(OH)2, NaOH, KOH…
-
2. Phân loại các loại Bazo
– Bazơ tan (kiềm): NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2…
– Bazơ không tan: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Al(OH)3…
-
3. Cách gọi tên Bazo
Tên bazơ: Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hiđroxit
VD:
NaOH: Natri hiđroxit;
Fe(OH)2: Sắt (II) hiđroxit
III. Muối là gì?
-
1. Định nghĩa
Muối là hợp chất mà phân tử gồm nguyên tử kim loại (hoặc nhóm – NH4) liên kết với gốc axit.
– Công thức tổng quát: MnRm (n: hoá trị gốc axit, m: hoá trị kim loại).
– Ví dụ: Na2SO4, NaHSO4, CaCl2, KNO3, KNO2…
-
2. Các loại Muối
Theo thành phần muối được phân thành hai loại:
– Muối trung hoà: là muối mà trong thành phần gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Ví dụ: Na2SO4, K2CO3, Ca3(PO4)2…
– Muối axit: là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Ví dụ: NaHSO4, KHCO3, CaHPO4, Ca(H2PO4)2…
-
3. Tên gọi của Muối
Tên muối: tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit.
Ví dụ:
Na2SO4 natri sunfat
KNO3 kali nitrat
KNO2 kali nitrit
Ca(H2PO4)2 canxi đihidrophotphat
-
IV. Nhận biết dung dịch axit, bazơ
– Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.
– Dung dịch bazơ làm quỳ tím hóa xanh, dung dịch phenolphtalein không màu hóa hồng.
– Nước cất và dung dịch muối không làm quỳ tím đổi màu.
-
V. Bài tập vận dụng
Câu 1. Hãy chép vào vở bài tập các câu sau đây và thêm vào chỗ trống những từ thích hợp:
Axit là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều …………liên kết với ………….. Các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng…………… Bazơ là hợp chất mà phân tử có một…………liên kết với một hay nhiều nhóm……………(Xem đầy đủ tại file ở đầu trang)
Xem thêm:
- – Phương trình Hóa học, các bước viết phương trình, cách cân bằng PTHH
- – Bảng hóa trị hóa học lớp 8
- – Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- – Dãy điện hóa kim loại
- – Bảng nguyên tử khối
- – Công thức tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol
- – Oxit và các loại Oxit
- – Oxi là gì?
- – Mol và công thức tính số Mol
- – Phản ứng Hóa học
- – Nguyên tử và nguyên tố Hóa học
- – Đơn chất, hợp chất, phân tử khối và công thức hóa học
- – Sự biến đổi chất là gì?
Nguồn: https://piaggiotopcom.vn
Danh mục: Hóa
Tôi yêu thích đánh giá và chia sẻ thông tin review sản phẩm với mọi người. Kết nối và theo dõi tôi !